App cho vay nặng lãi vẫn “lộng hành” đòi tiền theo kiểu khủng bố, coi thường pháp luật

Đăng bởi Minh Trí

06/06/2023 20:51

Trong 6 tháng đầu năm 2023, lực lượng Công an TP.HCM đã ra quân quyết liệt triệt phá hàng loạt đường dây cho vay nặng lãi "núp bóng" dưới hình thức khác nhau như: công ty tư vấn tài chính, dịch vụ cầm đồ,... Đặc biệt, qua điều tra, Công an TP.HCM phát hiện thủ đoạn của các đối tượng hoạt động "tín dụng đen" ngày càng trở nên tinh vi hơn khi chuyển sang lợi dụng công nghệ, cho vay trực tuyến qua ứng dụng điện thoại.

Bị can Nguyễn Thị Tuyết Sương trong vụ 3 công ty tín dụng đen TPHCM thu lợi bất chính 4100 tỷ bị bắt (Ảnh: Tiền Phong) 

Do tình hình các tổ chức “tín dụng đen” hoạt động hoành hành, bất chấp các quy định pháp luật. Mới đây, Hội đồng thẩm phán TAND tối cao ban hành nghị quyết số 01/2021 về hướng dẫn áp dụng điều 201 của Bộ luật hình sự về việc xét xử án hình sự cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự. Đây là văn bản pháp lý rất quan trọng, tạo hành lang pháp lý vững chắc để xử lý các hành vi cho vay lãi nặng".

Công an làm việc với giám đốc (áo đen) có quốc tịch một nước ở Đông Âu điều hành 3 công ty (Ảnh: Công an cung cấp)

Bất chấp nhiều công ty cho vay nặng lãi qua app bị "sờ gáy", một số công ty khác vẫn hoành hành khắp nơi. Chẳng hạn như: TM online; Vay VND; Dong 247; VaMo... Trong đó, DoctorDong (Doctor Đồng) đang là cái được réo gọi khá nhiều. Đã tung hoành ở Việt Nam hơn 6 năm nay, nhưng Doctor Dong vẫn chưa bị "sờ gáy" dù app này nổi tiếng với hình thức vay nặng lãi cùng phương thức đòi nợ từ làm phiền đến khủng bố người dân.  

Thông qua app, người vay phải chấp nhận điều khoản là bên cho vay được quyền truy cập vào danh bạ điện thoại. Khi khách hàng gặp khó khăn, chậm trả, thường họ và người thân sẽ nhận được những lời lớn tiếng, chửi bới, nhục mạ hoặc nhắn tin để khủng bố, thậm chí là đe dọa đòi đăng hình trên mạng xã hội bêu riếu, đòi tìm đến tận chỗ ở,... 

Riêng với Doctor Đồng, công ty này được cho là chưa đến mức khủng bố như các tổ chức xã hội đen, nhưng cũng rất có tiếng trong giới tài chính với khả năng thường xuyên làm phiền khách vay. Doctor Đồng có hẳn 6 bước đòi tiền đối với các "thượng đế xù nợ". Cụ thể:

Bước 1: Khi đã sắp đến hạn thanh toán thì phía công ty tài chính sẽ liên hệ với khách hàng để báo việc sắp đến hạn trả nợ.

Bước 2: Sau khi đã gọi điện nhưng khách hàng không thực hiện nghĩa vụ thanh toán thì nhân viên của Doctor đồng sẽ gọi điện thoại đến cho bạn hằng ngày với những số điện thoại khác.

Bước 3: Nếu khách hàng không trả nợ thì phía Doctor Đồng sẽ bắt đầu gọi điện thoại cho người thân, người tham chiếu của bạn.

Bước 4: Nếu vẫn không có phản hồi thì Doctor Đồng sẽ bắt đầu liên lạc với bạn qua các kênh mạng xã hội như Zalo, Facebook,…

Bước 5: Khi vẫn không đòi được nợ thì Doctor Đồng chuyển hồ sơ sang công ty đòi nợ, công ty đòi nợ sẽ tiếp tục đòi và có thể đến tận nhà để đòi.

Bước 6: Nếu vẫn không đòi được thì phía công ty tài chính sẽ chuyển hồ sơ của bạn lên tòa án để tiến hành khởi kiện theo đúng quy định của pháp luật.

Doctor Dong dụ người vay bằng những chiêu thức như vay chính thống ngân hàng, nhưng thực chất tính lãi cắt cổ và đòi nợ kiểu khủng bố

Nhiều nạn nhân đã thành lập các hội nhóm trên mạng xã hội để tố cáo và kêu cứu đến các cơ quan nhà nước kịp thời ngăn chặn, triệt phá để giữ gìn trật tự xã hội vì họ bị khủng bố, đe dọa, xâm phạm đến danh dự, uy tín và bị các đối tượng trong các đường dây này cưỡng đoạt tài sản.

Để xử lý triệt để đề nghị người dân cần nâng cao ý thức cảnh giác, tố giác với "tín dụng đen"; các cơ quan chức năng tăng cường giám sát, phát hiện, xử lý.

Minh Trí
Bạn đang đọc bài viết "App cho vay nặng lãi vẫn “lộng hành” đòi tiền theo kiểu khủng bố, coi thường pháp luật" tại chuyên mục Tin Tức. Cảm ơn bạn đã tìm hiểu những thông tin tham khảo về: Tin tức hoạt động của Công ty Cổ phần Truyền thông Pháp luật và Thời đại và sản phẩm dịch vụ do Công ty phối hợp với đối tác, khách hàng giới thiệu và trên Website http://phapluatvathoidai.vn/ theo ĐKKD số 0108933403 ngày 04/03/2020 của Sở KH&ĐT Hà Nôi và Quy định tại Khoản 3, Điều 20, Nghị định số 72/2013/NĐ - CP ngày 15/07/2013 của Chính phủ.